Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến Việt Nam và Thế Giới
Đổi khí hậu là vấn đề đang được cả thế giới quan tâm hiện nay. Băng tan, thời tiết thay đổi, nước dân lên, trái đất nóng dần... là những hậu quả của biến đổi khí hậu.
Việc biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến Thế Giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng HAKU Scent tìm hiểu Những hậu quả của biến đổi khí hậu nhé!
- Scent Marketing là gì? Tại sao nên sử dụng Scent Marketing?
- Tinh dầu có tan trong nước hoặc cồn không? Pha loãng tinh dầu bằng gì?
https://youtu.be/gqBCzWTs3r4
A. Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
1. Tác động đến môi trường
Gần đây các bản tin đang rất xôn xao về tỉ lệ ô nhiễm bụi của các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh đang ở mức đáng báo động, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Bên cạnh đó môi trường ô nhiễm, nguồn cung cấp nước sạch không đủ khiến nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp lo lắng không có nước sản xuất.
2. Tác động đến nhiệt độ
Nhiệt độ của cả nước có xu hướng tăng lên. Nhiệt độ trung bình tăng lên 2,6 độ ở Tây Bắc, tăng 2,5 độ ở Đông Bắc, tăng 2,4 độ ở đồng bằng Bắc Bộ, tăng 2,8 độ ở Bắc Trung Bộ, tăng 1,9 độ ở Nam Trung Bộ, tăng 1,6 độ ở Tây Nguyên và tăng 2 độ ở Nam bộ so với nhiệt độ trung bình những năm 1980-1999.
3. Tác động về lượng mưa
Lượng mưa ở tất cả các khu vực trong nước có xu hương tăng lên. Lượng mưa trung bình cả nước tăng 5% so với lượng mưa trung bình những năm 1980 -1999. Hiện tượng xạc lở đất, lũ lụt cũng xảy ra nhiều trong nhưng năm gần đây.
4. Tác động đến mực nước biển gây thu nhỏ diện tích đất
Các nhà nghiên cứu dự báo mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 30cm vào năm 2050 và 75cm vào cuối thế kỉ 21. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trường mực nước biển ở Vịnh Hạ Long, Đồi Sơn tăng khoảng 20cm, Trung bình mực nước biển Việt Nam tăng 12cm.
Mực nước biển tăng lên ảnh hưởng rõ nhất ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, mực nước tăng lên 100cm thì 38,9% đất ỏ ĐBSCL bị ảnh hưởng, Kiên Giang 76,9% và Hậu Giang 80,62%. Diện tích đất giảm, đất nông nghiệp nhiễm mặn, sản lượng lúa kém ảnh hưởng tới kinh tế, lương thực đất nước.
5. Tác động đến trồng trọt chăn nuôi
- Trồng trọt: Thời tiết nắng nóng thất thường ảnh hưởng đến sinh trưởng và trồng trọt. Diện tích đất trồng nông nghiệp giảm ảnh hưởng đến năng xuất.
- Chăn nuôi: Thời tiết thay đổi, sản lượng nông nghiệp thay đổi, nguồn thức ăn giảm, nguồn nước sạch thiếu hụt... Dẫn đến sức đề khán của vật nuôi giảm, năng xuất thấp,chất lượng chăn nuôi kém.
6. Tác động đến môi trường sinh thái biển, nuôi trồng thủy hải sản
Môi trường nước bị ô nhiễm, nước biển dâng lên, bão lụt, sóng thần, triền cường, hải lưu... ngày càng biến đổi thất thường. Dẫn đến môi trường sinh thái biến thay đổi, tình trạng nuôi trồng thủy sản giảm, một số loại sinh vật biển có nguy cơ bị tuyệt chủng.
7. Tác động đến đời sống con người
Mỗi trường ô nhiễm, thời tiết thay đổi thất thường, mua gió ngập lụt, nắng nóng kéo dài, khói bụi tính trạng đáng báo động... tác động lớn đến sức khỏe con người, làm tuổi thọ suy giảm, các bệnh liên quan đến da, đường hô hấp, tim mạch ngày càng tăng.
B. Hậu quả của biến đổi khí hậu trên thế giới
1. Tác động đến các loài động vật
Rất nhiều loài động vật hiện nay đang có nguy cơ tuyệt chủng. IPCC cho biết mức tăng trung bình 1,5° C khiến 20 - 30% loài có nguy cơ tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu khiến các loài động vật chưa kịp thích nghi, không có khả năng sinh tồn.
Số lượng hổ giảm còn 3.200 con. Sự nóng lên ở Hy Mã Lạp Sơn nóng lên nhanh gấp 3 lần làm số lượng báo tuyết giảm một cách rõ rệt.
2. Tác động đến cực Nam và cực Bắc
a. Hậu quả biến đổi khí hậu ở cực Nam
Dải băng ở Nam Cực là khối băng lớn nhất thế giới, chiếm 90% tổng nước ngọt trên bề mặt trái đất. Dải băng này dài tầm 14 triệu km vuông, đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc điều chỉnh nhiệt độ toàn cầu. Nhưng tấm băng này ngày càng thu hẹp lại khiến khí hậu trái đất ngày càng tăng lên.
b. Hậu quả biến đổi khí hậu ở cực Bắc
Nhiệt độ trung bình ở khu vực này tăng 5° C trong 100 năm qua. Dữ liệu gần đây cho thấy sẽ không có băng vào mùa hè ở Bắc Cực trong vài thập kỉ tới.
3. Tác động đến biển và đại dương
- Đại dương là "bể carbon" hấp thụ lượng carbon dioxide lớn không cho carbon dioxide tiếp cận bầu khí quyển phía trên. Nhiệt độ nước tăng và nồng độ carbon dioxide cao, khiến đại dương có tính axit cao hơn.
- Điều đó dẫn đến các rặng san hô giảm 70-90% khi nhiệt độ tăng 1,5 ° C, khi nhiệt độ tăng lên 2 ° C khiến các rặn san hô biến mất. Các loại cá, thủy hải sản cũng giảm dần có một số loại đang có nguy cơ tuyệt chủng.
4. Tác động đến rừng
- Rừng đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thu carbon dioxide (khí tạo nên hiệu ứng nhà kính, gây hiện tượng nóng lên toàn cầu) và điều hòa khí hậu thế giới.
- Khí hậu khô hạn, thời tiết thay đổi, nắng mưa thất thường dẫn đến tình trạng khô hạn hoặc ngập lụt kéo dài. Vì thế tình trạng cháy rừng, ngập úng rừng làm giảm diện tích rừng đáng kể.
5. Tác động đến nguồn nước
- Biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến hệ thống kênh, rạch, sông ngòi... trên thế giới. Khí hậu nóng lên khiến không khí giữ mức nước cao hơn, lượng mưa lại giảm đi.
- Sông ngòi là nơi quan trọng cung cấp nước cho các loại động thực vật, duy trì nền nông nghiệp và công nghiệp. Biến đổi khí hậu khiến nguồn nước trở nên ô nhiễm, hạn hán, lũ lụt thường xuyên sảy ra và kéo dài.
[message_box bg="#hex or http://imageurl" bg_color="rgb(12, 121, 168)"]
Để môi trường sống luôn thơm sạch ngay bây giỡ hãy hãy thay thế những sản phẩm khử mùi bằng hóa chất bằng các sản phẩm từ tự nhiên. Bạn có thể tham khảo những các khử mùi từ tự nhiên an toàn hiệu quả nhất TẠI ĐÂY
[/message_box]
Comments
Post a Comment