Galangal là gì? Những bài thuốc trị bệnh bằng Galangal (củ riềng)
Galangal là gì? Galangal là loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn của người Thái. Galangal mang đến hương vị hấp dẫn, thu hút và đặc sắc cho món ăn. Galangal giúp trung hoà hương vị của các nguyên liệu trong món ăn. Vậy Galangal là gì?
[caption id="attachment_10973" align="aligncenter" width="750"] Galangal là gì? Lợi ích của Galangal (củ riềng)[/caption]
Galangal là gì? Galangal còn có tên gọi khác là Riềng hoặc Lào Root, Kah hay Galanga. Riềng là một trong những loại gia vị được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
[caption id="attachment_10969" align="aligncenter" width="750"] Riềng có vị cay ấm rất tốt cho sức khoẻ[/caption]
[caption id="attachment_10970" align="aligncenter" width="750"] Riềng chủ yếu được trồng để thu hoạch củ và hoa[/caption]
[caption id="attachment_10975" align="aligncenter" width="750"] Galangal có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ[/caption]
Sau đây HAKU sẽ giới thiệu đến bạn những bài thuốc từ củ riềng giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh.
- Aromatherapy là gì? Những ứng dụng của Liệu Pháp Hương Thơm trong cuộc sống
- COA là gì? Ý nghĩa và mục đích của bảng phân tích thành phần COA
[caption id="attachment_10973" align="aligncenter" width="750"] Galangal là gì? Lợi ích của Galangal (củ riềng)[/caption]
A. Galangal là gì?
Galangal là gì? Galangal còn có tên gọi khác là Riềng hoặc Lào Root, Kah hay Galanga. Riềng là một trong những loại gia vị được sử dụng nhiều ở Việt Nam.
1. Sơ lược về riềng Galangal
- Tên tiếng anh: Galangal, Laos Root, Kah hoặc Galanga.
- Tên tiếng việt: Riềng, Sơn khương tử, hồng đậu khấu, sơn nại.
- Tên khoa học: Alpinia officinarum.
- Họ: gừng (Zingiber docinale)
- Vị: Cay ấm.
2. Đặc điểm nhận dạng của cây riềng Galangal
- Riềng nếp là loại cây thân thảo, có chiều cao khoảng 2m.
- Lá riềng hình mũi mác, đầu lá thuôn nhọn, viềng trắng, mặt trên nóng. Lá dài khoảng 35 - 40cm không cuống, lá mọc thót lại thành bẹ.
- Thân rễ (củ) to, màu hồng nhạt và có đường kính khoảng 2-3cm.
- Hoa và quả riềng thường mọc vào tháng 5 đến tháng 7. Hoa màu trắng, vạch hồng, mọc thành cụm. Chúng thường mọc thành cụm, nhuỵ hoa thường mọc hình gừi, bầu có lông.
- Quả riềng hình cầu, mọng, lúc chính có màu nâu đỏ chứa khoảng 3 - 5 hạt bóng.
[caption id="attachment_10969" align="aligncenter" width="750"] Riềng có vị cay ấm rất tốt cho sức khoẻ[/caption]
3. Đặc điểm sinh sống của cây riềng Galangal
- Riềng nếp được phát hiện đầu tiên ở Indonesia sau đó được trồng ở nhiều nước Trung Quốc, Ấn Độ, Lào và Việt Nam.
- Riềng nếp thích sống ở những nơi ẩm ướt, ít ánh sáng. Vì thế nó thường sống ở những rừng rậm, ven sông, trong những thung lũng...
- Riềng sinh sống và phát triển mạnh vào hè và thu. Loại cây này có thể phát triển theo cấp số nhân mỗi năm từ thân rễ.
4. Thành phần hoá học của riềng Galangal
- 1′-acetoxychavicol acetat
- Acetat
- Caryophyllenol I. II
- Caryophyllene oxide
- Flavonol galangin
[caption id="attachment_10970" align="aligncenter" width="750"] Riềng chủ yếu được trồng để thu hoạch củ và hoa[/caption]
5. Bộ phận được thu hái
- Củ: Củ hay còn gọi là rễ có kích thướt lớn được thu hái vào mùa xuân, có thể để dùng tươi hoặc đem phơi khô để sử dụng dần.
- Quả chín: Được thu hoặc vào mùa thu và được phơi khô để bảo quản.
B. Công dụng của củ riềng đối với sức khoẻ
- Chống oxy hoá: Với thành phần giàu polyphenol riềng giúp cải thiện trí nhớ, giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ bị tiểu đường.
- Tăng khả năng sinh sản của nam giới: Một cuộc khảo sát trong 3 tháng với 66 người đàn ông họ cho kết quả rằng. Khả năng vận động của tinh trùng tăng đến 62% giúp tăng khả năng vận động của tinh trùng tốt hơn.
- Giảm viêm: Trong một nghiên cứu kéo dài 6 tuần ở 261 người bị thoái hóa khớp gối, 63% những người dùng chiết xuất từ gừng và riềng hàng ngày đã báo cáo giảm đau đầu gối khi đứng.
- Giảm nhiễm trùng: các nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy rằng rễ riềng có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại, bao gồm E. coli, Staphylocc Focus aureus và Salmonella Typhi, một số loại nấm, men và kí sinh trùng.
- Giảm tiêu chảy, buồn nôn, giúp ấm bụng, ngoài ra riềng còn được kết hợp với than cóc để giảm ngộ độc cóc.
- Tinh dầu được chiết xuất từ riềng giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng tạo hương thơm thư giãn dễ chịu cho cơ thể.
- Ở các nước Lào, Trung Quốc, Campuchia, riềng được sử dụng để chữa co giật, long đờm, chữa viêm phế quản, trị thấp khớp, điều trị bệnh ghẻ, ngứa, nấm da, đau răng, trị giun, chống co thắt, đầy hơi…
- Ở Philippin, củ riềng được hỗ trợ điều trị kích ứng, hỗ trợ hệ tiêu hoá, viêm khớp và dị ứng.
- Ở Ấn Độ người ta dùng gừng để hỗ trợ hệ tiêu hoá, giảm những vấn đề về khí quản.
[caption id="attachment_10975" align="aligncenter" width="750"] Galangal có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ[/caption]
C. Những bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng Galangal là gì?
Sau đây HAKU sẽ giới thiệu đến bạn những bài thuốc từ củ riềng giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Chữa đau bụng do lạnh:
- Cách 1: Củ riềng 20g, nụ sim 8g, búp ổi 60g, phơi hoặc sấy khô sau đó tán bột. Mỗi lần uống 5g ngày uống 3 lần.
- Cách 2: Củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Mỗi lần sắc 12g với 200m, sắc còn 1/4 nước uống trong 2 - 4 ngày.
Giảm sốt rét
- Cách 1: Bột riềng 300g, bột quế 100g, bột thảo quả 100g trộn hỗn hợp với mật ong sau đó vo thành viên. Mỗi ngày uống 15 viên trước khi lên cơn sốt.
- Cách 2: 40g riềng tẩm dầu vùng, 35g gừng nướng khô, tán nhỏ, vò viên. Mỗi ngày uống 15 viên.
Giảm phong thấp:
- Gừng, vỏ quýt khô, hạt tía tô mỗi loại 60g, tán nhuyễn, trộn đều. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 lần có thể pha với nước lọc hoặc rượu.
Đầy bụng, khó tiêu
- Riềng cắt lát, đem muối chua, khi nào bị có thể ngậm 1 - 2 lát với vài hạt muối. 1 ngày sử dụng 2 - 3 lần.
Giảm đau dạ dày
- Củ riềng, hương phụ mỗi loại 8g, bách hợp, đan sâm mỗi loại 30g, ô dược 10g, đinh hương 7g, sa nhân 4g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng trong 5 ngày.
Hỗ trợ chữa hắc lào
- Củ riềng già 100g, giã nhỏ ngâm với 200ml rượi hoặc cồn 70 độ. Bôi lên hỗn hợp lên chỗ bị hắc lào ngày 2 - 3 lần.
Giảm lang ben
- Củ riềng 100g, lá và củ chút chít 100g, chanh 1 quả. Giã nát riềng và chút chít sau đó vắt chanh vào đun nóng. Dùng bông y tế thấm hỗn hợp bôi lên vết lang ben ngày 2 - 3 lần.
Độ độc thức ăn
- Củ riềng 16g, hoàng liên 10g, biển đậu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 12g, sinh khương (nướng) 10g, thảo quả 10g, quế 6g, chích thảo 10g, bán hạ chế 8g. Cho các vị vào ấm, đổ nước 3 bát, sắc còn 1,5 bát, chia làm 3 lần uống (cách 2 giờ uống 1 lần).
Ăn không tiêu, buồn nôn
- Hạt riềng tán nhỏ pha với nước khoảng từ 6 - 10g uống dần.
Xoa bóp giảm viêm đau khớp
- 20g riềng phơi khô, 24g quế, 16g thiên niên kiệu, 16g trần bì, 20g nhân hạt gấc, 20g thạch xương bồ, rượu trắng. Trần bì, nhân hạt gấc sao vàng. Những vị thuốc trên thái nhỏ, cho các vị thuốc vào, đổ rượu vào để ngâm. Cứ ngâm như vậy trong khoảng 10 ngày. Dùng rượu ngâm massage lên vị trí đau khớp.
Comments
Post a Comment